Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for Tháng Chín 22nd, 2007

Khi chụp ảnh với máy cơ, Bạn có thể sử dụng tốc độ chậm để chụp cảnh thác nước, đài phun nước… để tạo hiệu ứng rất đẹp như ảnh dưới đây.

Tuy nhiên, nếu chụp vào ban ngày thì sẽ bị thừa sáng. Do đó bạn cần phải có kính lọc để giảm bớt cường độ sáng (ví dụ kính lọc 4D). Và Bạn cũng có thể phải sử dụng thêm chân và dây bấm để chống rung.

Read Full Post »

Trong chương trình vật lý phổ thông, một thí nghiệm có thể được coi là “kinh điển” và thường được sử dụng như là một ví dụ về “Phương pháp thực nghiệm”. Đó là thí nghiệm về sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng. Nếu đã học qua chương trình vật lý (lớp 8 hoặc lớp 12) chắc chắn ai cũng nhớ rằng để làm thí nghiệm về Định luật phản xạ ánh sáng cần phải có các dụng cụ: 1 gương phẳng có thể đặt thẳng đứng trên mặt bàn nằm ngang; 1 mặt tròn (hoặc bán nguyệt) có chia độ (từ 0 đến 180 độ); 1 đèn chiếu có thể chiếu ra một chùm sáng hẹp. Thí nghiệm được tiến hành rất đơn giản. Đặt gương thẳng đứng trên mặt chia độ sao cho mặt phản xạ của gương trùng với đường kính của mặt chia độ. Chiếu một chùm sáng hẹp vào tâm O của gương. sao cho có thể thấy được một vệt sáng trên mặt chia độ theo phương AO. Chùm sáng phản xạ tại điểm O của gương sẽ là một vệt sáng có phương OB. (hình vẽ) Vì rằng hai vệt sáng cùng nằm trên mặt chia độ nên dễ thấy là chúng đồng phẳng. Và ta có thể đo được số đo của hai góc: góc tới và góc phản xạ, ta thấy chúng bằng nhau. Từ nhiều lần thí nghiệm với những góc tới khác nhau, ta có thể kết luận bằng cách qui nạp: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và góc phản xạ bằng góc tới. Đó cũng chính là nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.
Tuy nhiên, nếu quan sát thật kỹ chùm sáng tới và chùm sáng phản xạ, ta sẽ thấy có hiện tượng như trong hình dưới đây.
Điều đó có nghĩa là vệt sáng OB không hề là phản xạ của vệt sáng AO qua gương phẳng.Vậy, có thực sự là thí nghiệm “kinh điển” này đã chứng tỏ được sự “đồng phẳng” của tia phản xạ và tia khúc xạ hay không?

Read Full Post »